Dưới đây là những bước tiến đầu tiên của công nghệ cấy ghép trong cơ thể con người.

1. Kĩ thuật cấy ghép hỗ trợ bởi smartphone

Một số nhà nghiên cứu đang thử nghiệm cảm biến nhúng vào xương cơ thể người để tạo ra âm thanh (cấy nam châm nhỏ vào vành tai đi kèm với một cuộn dây đeo quanh cổ, điều này sẽ tạo ra một từ trường làm cho mô cấy rung động và tạo ra âm thanh), trong khi đó nhiều nhà nghiên cứu khác đang làm việc trên mô cấy ghép mắt cho phép hình ảnh nhìn thấy của mắt người được chuyển vào các thiết bị lưu trữ nội bộ.

Các nhà nghiên cứu cũng đang làm việc trên hệ thống hiển thị hình ảnh thông qua da nhân tạo được hỗ trợ bởi smartphone. Trong năm 2013, nghệ sĩ Anthony Antonellis đã cấy một chip RFID (chíp nhận dạng tần số vô tuyến) vào cánh tay của mình để có thể lưu trữ và chuyển giao các tác phẩm nghệ thuật với điện thoại thông minh.

2. Chip chữa bệnh

Hiện nay, một số người bệnh đang sử dụng mô cấy có thể theo dõi bệnh tình của mình bằng cách kết nối trực tiếp với ứng dụng smartphone.

Hiện các nhà khoa học ở London (Anh) đang trong quá trình phát triển swallowable, thiết bị giám sát bên trong cơ thể, theo dõi nồng độ chất béo của bệnh nhân béo phì và tạo ra một chất đem lại cho họ cảm giác no. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston ở Mỹ cũng đã thử nghiệm một tuyến tụy sinh học (bionic pancreas- tạm dịch: tuyến tụy cơ năng học) làm việc trực tiếp với một ứng dụng trên smartphone để duy trì lượng đường lí tưởng trong máu bệnh nhân tiểu đường.

3. Giao tiếp não-máy tính

Một nghiên cứu tại Đại học Brown ( Mỹ) có tựa đề BrainGate cho thấy nỗ lực liên kết bộ não con người trực tiếp đến máy tính, và tương lai chúng ta có thể duyệt web bằng ý nghĩ.

Đội ngũ nghiên cứu BrainGate cho biết khi sử dụng mảng điện cực kích cỡ nhỏ cấy vào trong não, các tín hiệu thần kinh có thể được máy tính " giải mã " trong thời gian thực và được sử dụng để vận hành các thiết bị bên ngoài.

Nhà khoa học làm việc tại Intel, Dean Pomerleau, dự đoán rằng sẽ có nhiều người có thể sẵn sàng cấy ghép thiết bị này vào não.

Nguồn Ibtimes.



Bình luận

  • TTCN (0)