Máy tính luôn có nguy cơ bị tổn thương

Dù bảo vệ máy tính đến cỡ nào thì đến một lúc nào đó, thiết bị cũng sẽ bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Có rất nhiều chương trình dù chỉ chạy một lần nhưng đã ăn sâu vào hệ thống và ẩn nấp, rất khó bị phát hiện, đặc biệt là trên những máy không cài phần mềm diệt vi rút.

Thường thì các phần mềm độc hại hiện nay tinh vi hơn, tồn tại dưới dạng rootkit, “đào hang” và ẩn nấp sâu trong hệ thống và “đợi cơ hội”. Khi có điều kiện (ví dụ như khi khởi động máy), chúng liên tục lây nhiễm các tập tin hệ thống khác nhau trong thời gian ngắn để đánh cắp dữ liệu cá nhân, thẻ tín dụng, mật khẩu,…

Tệ hơn, các phần mềm độc hại là những trojan, backdoor… và lúc này toàn hệ thống bị xâm chiếm khiến, người dùng sẽ cảm thấy thiết bị của mình trở nên chậm chạp hơn. Tất nhiên, hệ thống khi đã bị nhiễm nếu kết nối với Internet thì các dữ liệu trong máy có thể đã bị lấy cắp.

Phần mềm diệt vi rút là chưa đủ

Thực tế, các phần mềm diệt vi rút chỉ diệt được một phần nào đó các mã độc trên hệ thống. Theo các chuyên gia bảo mật, không nên tin tưởng tuyệt đối bất cứ phần mềm diệt vi rút nào bởi chúng không thể làm sạch hoàn dù quét đi quét lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, rất nhiều phần mềm diệt vị rút hiện nay trên thị trường cũng chỉ mang vai trò như “phát hiện vi rút” mà chưa thể diệt được.

Ngoài ra, nguy cơ chính các phần mềm diệt vi rút lại bị nhiễm vi rút khiến hệ thống tê liệt hoặc hoạt động cực kì chậm chạp….

Một số lời khuyên hiện nay, người dùng nên sử dụng nhiều phần mềm diệt vi rút khác nhau (dù điều này có thể xung đột) và quét lần lượt. Tuy nhiên, mức an toàn cũng chỉ là tương đối.

Cài lại Windows là giải pháp

Rất nhiều các phần mềm độc hại hiện nay khiến các chương trình diệt vị rút hàng đầu thế giới (cả miễn phí lẫn trả tiền) đều “bó tay” bởi chúng đã ăn sâu vào hệ thống. Trong nhiều trường hợp, chúng thậm chí còn chèn mã độc vào tập tin hệ thống và các phần mềm diệt vi rút xóa vì “tưởng” đó là vi rút. Rất dễ phát hiện ra điều này khi bạn chỉ cần khởi động lại, có thể bạn sẽ nhìn thấy màn hình đen thay vì vào màn hình chủ Windows.

Khi bạn cài lại Windows, các tập tin hệ thống cũ bị nhiễm độc sẽ bị xóa bỏ và thay vào đó là các tập tin mới an toàn.

Thường xuyên sao lưu dữ liệu

Hầu hết tất cả các chương trình, phần mềm trên Windows đều có nguy cơ nhiễm độc, do đó phải thường xuyên tạo cho mình thói quen sao lưu dữ liệu để cất giữ (có thể ổ cứng gắn ngoài hoặc dữ liệu đám mây) để đề phòng sự cố xảy ra.

Đối với các tập tin quan trọng, người dùng nên cẩn thận hơn, không không nên sao lưu dữ liệu ở môi trường đang bị nhiễm độc mà phải từ môi trường an toàn hơn, có thể boot từ USB hoặc CD chạy Linux….

Tạm kết

Nếu máy tính bị nhiễm, người dùng nên chọn giải pháp cài lại HĐH. Còn trong quá trình sử dụng, nên tạo thói quen sao lưu dữ liệu để đề phòng trường hợp không hay xảy ra.

Nguồn Howtogeek.




Bình luận

  • TTCN (0)