Thiên hà mới được phát hiện có kích thước nhỏ và mờ nhạt hơn những thiên hà khác.

Hình ảnh mới nhất do kính thiên văn Hubble gửi về cho thấy thiên hà mờ nhạt, nhỏ và lâu đời nhất so với các thiên hà mà các nhà thiên văn học đã từng nhìn thấy.

Ánh sáng của thiên hà mất 13 tỉ năm ánh sáng để đi đến Trái đất. Các nhà thiên văn ước tính rằng nó được hình thành khi vũ trụ khoảng 500 triệu năm tuổi (mặc dù 500 triệu năm là thời gian dài đối với con người chúng ta, đó chỉ là con số rất nhỏ so với tuổi của vũ trụ - 13,8 tỉ năm).

Các nhà thiên văn mới chỉ biết có khoảng 10 thiên hà hình thành sau vụ nổ Big Bang. Thiên hà mới được phát hiện này có kích thước nhỏ hơn đáng kể và mờ nhạt hơn những thiên hà khác. Kính thiên văn Hubble có thể phát hiện thiên hà là do lực hấp dẫn mạnh bẻ cong ánh sáng. Trước đó, các nhà nghiên cứu đặt Hubble tại cụm ba thiên hà khổng lồ (những khu vực lớn nhất trong vũ trụ, lực hấp dẫn cực mạnh).

Nhà nghiên cứu Adi Zitrin của Viện Công nghệ California, Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Thiên hà mới phát hiện này là minh chứng độc đáo cho những nghi ngờ của giới khoa học về dân số cơ bản của các thiên hà ở khoảng thời gian 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Phát hiện cho chúng ta biết rằng các thiên hà mờ nhạt tồn tại như một phần trong vũ trụ, và chúng ta nên tiếp tục tìm kiếm các thiên hà thậm chí còn mờ nhạt hơn để hiểu được cách thiên hà và vũ trụ tiến hóa theo thời gian”.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn học quốc tế đã tiến hành các nghiên cứu, ước tính rằng thiên hà xa xôi này đi ngang qua khoảng thời gian 850 năm ánh sáng.

Tuy là thiên hà nhỏ, nhưng nó có thể bùng nổ sao với tốc độ ấn tượng, có thể 3 năm tạo ra 1 ngôi sao, trong khí đó, dải Ngân hà (lớn hơn nó 100 lần) chỉ có thể sản sinh ra 1 ngôi sao mỗi năm. Việc đo tỉ lệ hình thành sao ở các thiên hà xa xôi rất quan trọng đối với việc tìm ra những điều bí ẩn trong vũ trụ.

Theo Kienthuc.



Bình luận

  • TTCN (0)